Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
Thai nhi 29 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ
Bé lúc này có kích thước cỡ một quả bí đỏ, nặng khoảng 1,1kg và dài hơn 38,1 cm tính từ đầu đến gót chân.
Thai nhi 29 tuần tuổi sẽ tiếp tục trở nên năng động hơn. Những chuyển động đầu tiên trước đây đã nhường chỗ cho những cú hích và thúc mạnh của bé – những chuyển động này có thể khiến mẹ bị mệt. Nếu mẹ nhận thấy có sự sụt giảm trong chuyển động của bé, hãy đếm các cú đá của bào thai trong bụng. Em bé nên di chuyển ít nhất 10 lần trong 2 giờ, nghĩa là bé sẽ thúc vào bụng mẹ ít nhất 10 lần mỗi 2 giờ. Nếu nhận thấy bé di chuyển ít hơn, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
Một số triệu chứng cũ như ợ nóng và táo bón giờ có thể quay trở lại. Các hormone progesterone của thai kỳ sẽ làm giãn các mô cơ khắp cơ thể mẹ, bao gồm cả đường tiêu hóa. Sự giãn ra này kết hợp với chiếc bụng ngày một lớn hơn của mẹ sẽ khiến cho mẹ tiêu hóa thức ăn chậm hơn, từ đó gây ra đầy bụng, chậm tiêu hóa, đặc biệt là sau khi ăn nhiều và có thể dẫn đến táo bón.
Tử cung đang phát triển của mẹ vào tuần thai thứ 29 cũng có thể góp phần gây nên bệnh trĩ. Hiện tượng mạch máu bị sưng ở vùng trực tràng thường rất phổ biến trong thai kỳ và may mắn là chúng thường biến mất trong một vài tuần sau khi sinh.
Ở cuối thai kỳ, số lượng cử động thai mà mẹ thường cảm nhận sẽ giảm dần. Bé lúc này có ít không gian để di chuyển xung quanh trong tử cung, đặc biệt là sau khi đầu bé đã rơi vào vùng xương chậu. Sự sụt giảm đáng kể hoạt động của thai nhi trong ba tháng cuối của thai kỳ báo động rằng bé đang trong tình trạng nguy hiểm, có thể có vấn đề dây rốn hoặc nhau thai.
Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu mẹ đang lo lắng về việc thai nhi ít chuyển động vào tuần thai 29. Mẹ có thể được hỏi về thời gian cuối cùng mà mẹ cảm thấy sự chuyển động của thai hoặc mẹ cảm thấy thai chuyển động bao nhiêu lần trong vòng vài giờ. Bác sĩ có thể muốn kiểm tra tình trạng thai nhi. Thông thường thì mọi thứ đều ổn. Nhưng nếu như phát hiện có vấn đề thì có thể em bé cần được sinh sớm hoặc cần được thực hiện các bước hỗ trợ khác. Hành động kịp thời có thể ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng.
Mẹ cũng có thể bị tĩnh mạch hình mạng nhện trên da. Chúng là những đốm đỏ tỏa ra từ trung tâm và trông giống như chân nhện và là kết quả của việc gia tăng lưu thông máu. Mẹ có thể nhận thấy chúng trên mặt, cổ, ngực trên hoặc cánh tay và chúng sẽ có thể tự biến mất một vài tuần sau khi em bé được sinh ra.
Giai đoạn thai 29 tuần, đây có thể là lần cuối mẹ kiểm tra hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu tháng tiếp theo, mẹ sẽ có thể gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần vào lúc đầu và mỗi một tuần sau đó cho đến khi em bé được sinh ra. Trong lần kiểm tra tháng này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp và trọng lượng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng mà mẹ có thể gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả các cử động và lịch trình hoạt động của bé: khi nào bé hoạt động và khi nào bé giữ yên lặng. Cũng như các lần khám trước sinh khác, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của em bé bằng cách đo tử cung của mẹ.
1. Uốn tóc
Mẹ muốn đi uốn tóc trong khi mang thai vào tuần 29? Tất cả chúng ta đều nhìn thấy các thợ làm tóc mang thai làm việc tại các salon và họ dường như vẫn rất khỏe mạnh. Uốn tóc không phải là một vấn đề quá lớn đối với sức khỏe. Các hormone của thai kỳ sẽ làm thay đổi thành phần và kết cấu tóc của mẹ. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà tóc uốn có thể giữ được nếp hay không.
2. Ngộ độc chì
Mẹ nên tránh tiếp xúc với các đồ vật có chì trong quá trình mang thai. Nếu nhà mẹ có lớp sơn nền chứa chì, sử dụng dụng cụ nấu có chứa chì, làm việc với chất dẫn hàn chì hoặc tiếp xúc với sản phẩm nghệ thuật hoặc mỹ phẩm chứa chì, mẹ có thể gặp rủi ro. Trong một số nghiên cứu, việc tiếp xúc với chì trong thời kỳ mang thai có liên kết với nguy cơ sẩy thai cao hơn và trẻ sinh ra sẽ có chỉ số IQ thấp hơn.
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm